Khi ô tô lao xuống nước, tài xế và những người trên xe cần phải bình tĩnh, tháo dây đai an toàn, mở tất cả cửa sổ để tìm cách thoát khỏi xe.
Bước 1: Ngay sau khi xe lao xuống nước, rất nhiều người sẽ trở nên hoảng loạn, khiến sự việc càng trở nên tồi tệ.
Sự hoảng loạn khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, kèm theo việc lãng phí nhanh chóng chút không khí ít ỏi còn lại trong xe. Vì lẽ đó, nạn nhân cần phải giữ bình tĩnh để tìm cách thoát khỏi chiếc xe gặp nạn.
Bước 2: Tháo dây an toàn. Giáo sư, tiến sĩ Gordon Geisbrecht, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cơ thể dưới nước lạnh cho biết, dây an toàn là cứu cánh của người sử dụng xe hơi nhưng khi chiếc xe rơi xuống nước, nhiều người lại quên sự hiện diện của nó trong cơn hoảng loạn.
Vì thế, giáo sư Geisbrecht đưa ra tiêu chí: Dây an toàn, trẻ em, cửa sổ, thoát ra ngoài (S-C-W-O) và khuyên những người sử dụng xe hơi nên thuộc chúng.
Sau khi tháo dây an toàn cho bản thân, cần phải ngay lập tức tháo dây, móc khóa cho những đứa trẻ trên chiếc xe hơi gặp nạn. Nạn nhân không nên lãng phí thời gian vào việc kêu cứu bằng điện thoại di động trong tình huống nguy cấp đó.
Bước 3: Theo khuyến cáo của giáo sư Giesler, nạn nhân nên mở tất cả các cửa sổ ngay sau khi xe hơi gặp nạn. Hệ thống điện của xe ô tô có thể hoạt động trong khoảng 3 phút sau khi bị ngâm nước nên các cửa kính vẫn có thể hạ tự động sau khi xe rơi xuống nước.
Tuy nhiên, nên mở cửa sổ ngay lập tức khi tai nạn xảy ra. Trong trường hợp những người trên xe quên điều này, họ hãy thử mở cửa bằng hệ thống điều khiển điện tử ngay khi chợt nhớ ra.
Khi ô tô chìm dưới nước, chênh lệch áp suất sẽ khiến việc mở cửa các cánh cửa trở nên khó khăn. Nếu quên cửa kính mà chỉ tập trung vào các cửa chính, nhiều người có thể mất cơ hội thoát thân trong tình thế nguy cấp.
Trong các thí nghiệm với khoảng 30 chiếc xe, giáo sư Giesler nhận thấy việc mở cửa kính giúp các phương tiện nổi trong khoảng 30 giây tới 2 phút trong khi mở cửa chính chỉ giúp chiếc xe nổi 5 tới 10 giây.
Nếu nhiều người ngồi trên xe, việc mở cửa chính phía tài xế khiến những người phía sau không có cơ hội thoát thân.
Một số lý thuyết cho rằng chúng ta nên chờ khi xe chìm xuống đáy nước rồi bình tĩnh thoát ra. Trong chương trình “Mythbusters” của kênh Discovery, các chuyên gia chứng minh việc cho xe chìm hẳn xuống đáy nước và thoát ra hiệu quả hơn so với những các khác.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, không ai có thể xác định được độ sâu nơi chiếc xe đang chìm. Nếu chờ quá lâu, những người trên xe có thể chết vì dưỡng khí cạn kiệt.
Bước 4: Phá các cửa sổ. Trong trường hợp không thể mở cửa sổ hoặc nó chỉ mở nửa chừng, nạn nhân cần tìm cách phá vỡ các tấm kính để thoát ra ngoài. Nếu không thấy đồ chuyên dụng, nạn nhân hãy dùng chân để đạp các tấm kính.
Trong trường hợp nạn nhân không thấy các vật cứng, nặng, giày cao gót cũng được xem là phương tiện hữu hiệu để phá vỡ cửa kính xe hơi trong trường hợp nguy cấp.
Chúng ta cần tập trung lực vào một điểm để phá vỡ kính, chứ không nên phá kính chắn gió vì nó được thiết kế để chống va đập.
Bước 5 (Xe chưa chìm hẳn): Khi phá vỡ được cửa sổ, chúng ta cần hít thở thật sâu và bơi ra ngoài ngay lập tức. Khi thoát khỏi xe, chúng ta không nên đạp chân bởi nó có thể làm bị thương những người thoát ra phía sau.
Bước 6 (Xe đã chìm): Khi xe chìm, nước đang tràn vào nhưng không khí vẫn còn, vì thế nạn nhân nên hít thở chậm và sâu. Khi xe chìm trong nước hoàn toàn, chúng ta mở cửa chính bằng tay hoặc chìa khóa nếu thiết bị điện tử còn hoạt động.
Trong trường hợp cửa kẹt, nạn nhân nên tìm cửa khác hoặc phá vỡ kính cửa sổ để thoát ra.
Bước 7: Bơi lên mặt nước thật nhanh. Khi thoát khỏi xe, nạn nhân nên bơi lên mặt nước càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp mất phương hướng, bạn có thể dựa vào ánh sáng hoặc hướng di chuyển của các bóng khí để xác định mặt nước.
Trong quá trình bơi lên, nạn nhân cần chú ý tránh các chướng ngại vật hoặc tàu thuyền qua lại. Nếu mặt nước đóng băng, nạn nhân nên tìm chỗ xe rơi xuống để ngoi lên. Chúng ta cần tìm điểm bám víu nếu đang bị thương hoặc kiệt sức.
Bước 8: Yêu cầu hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
Bước 1: Ngay sau khi xe lao xuống nước, rất nhiều người sẽ trở nên hoảng loạn, khiến sự việc càng trở nên tồi tệ.
Sự hoảng loạn khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, kèm theo việc lãng phí nhanh chóng chút không khí ít ỏi còn lại trong xe. Vì lẽ đó, nạn nhân cần phải giữ bình tĩnh để tìm cách thoát khỏi chiếc xe gặp nạn.
Chú ý tháo dây an toàn
Bước 2: Tháo dây an toàn. Giáo sư, tiến sĩ Gordon Geisbrecht, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cơ thể dưới nước lạnh cho biết, dây an toàn là cứu cánh của người sử dụng xe hơi nhưng khi chiếc xe rơi xuống nước, nhiều người lại quên sự hiện diện của nó trong cơn hoảng loạn.
Vì thế, giáo sư Geisbrecht đưa ra tiêu chí: Dây an toàn, trẻ em, cửa sổ, thoát ra ngoài (S-C-W-O) và khuyên những người sử dụng xe hơi nên thuộc chúng.
Sau khi tháo dây an toàn cho bản thân, cần phải ngay lập tức tháo dây, móc khóa cho những đứa trẻ trên chiếc xe hơi gặp nạn. Nạn nhân không nên lãng phí thời gian vào việc kêu cứu bằng điện thoại di động trong tình huống nguy cấp đó.
Mở hết các cửa sổ nhanh nhất có thể
Bước 3: Theo khuyến cáo của giáo sư Giesler, nạn nhân nên mở tất cả các cửa sổ ngay sau khi xe hơi gặp nạn. Hệ thống điện của xe ô tô có thể hoạt động trong khoảng 3 phút sau khi bị ngâm nước nên các cửa kính vẫn có thể hạ tự động sau khi xe rơi xuống nước.
Tuy nhiên, nên mở cửa sổ ngay lập tức khi tai nạn xảy ra. Trong trường hợp những người trên xe quên điều này, họ hãy thử mở cửa bằng hệ thống điều khiển điện tử ngay khi chợt nhớ ra.
Khi ô tô chìm dưới nước, chênh lệch áp suất sẽ khiến việc mở cửa các cánh cửa trở nên khó khăn. Nếu quên cửa kính mà chỉ tập trung vào các cửa chính, nhiều người có thể mất cơ hội thoát thân trong tình thế nguy cấp.
Trong các thí nghiệm với khoảng 30 chiếc xe, giáo sư Giesler nhận thấy việc mở cửa kính giúp các phương tiện nổi trong khoảng 30 giây tới 2 phút trong khi mở cửa chính chỉ giúp chiếc xe nổi 5 tới 10 giây.
Nếu nhiều người ngồi trên xe, việc mở cửa chính phía tài xế khiến những người phía sau không có cơ hội thoát thân.
Một số lý thuyết cho rằng chúng ta nên chờ khi xe chìm xuống đáy nước rồi bình tĩnh thoát ra. Trong chương trình “Mythbusters” của kênh Discovery, các chuyên gia chứng minh việc cho xe chìm hẳn xuống đáy nước và thoát ra hiệu quả hơn so với những các khác.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, không ai có thể xác định được độ sâu nơi chiếc xe đang chìm. Nếu chờ quá lâu, những người trên xe có thể chết vì dưỡng khí cạn kiệt.
Nếu cửa sổ bị kẹt, cần phải phá vỡ các tấm kính
Bước 4: Phá các cửa sổ. Trong trường hợp không thể mở cửa sổ hoặc nó chỉ mở nửa chừng, nạn nhân cần tìm cách phá vỡ các tấm kính để thoát ra ngoài. Nếu không thấy đồ chuyên dụng, nạn nhân hãy dùng chân để đạp các tấm kính.
Trong trường hợp nạn nhân không thấy các vật cứng, nặng, giày cao gót cũng được xem là phương tiện hữu hiệu để phá vỡ cửa kính xe hơi trong trường hợp nguy cấp.
Chúng ta cần tập trung lực vào một điểm để phá vỡ kính, chứ không nên phá kính chắn gió vì nó được thiết kế để chống va đập.
Thoát khỏi xe ngay lập tức khi cửa kính vỡ
Bước 5 (Xe chưa chìm hẳn): Khi phá vỡ được cửa sổ, chúng ta cần hít thở thật sâu và bơi ra ngoài ngay lập tức. Khi thoát khỏi xe, chúng ta không nên đạp chân bởi nó có thể làm bị thương những người thoát ra phía sau.
Thoát khỏi xe khi xe đã chìm
Bước 6 (Xe đã chìm): Khi xe chìm, nước đang tràn vào nhưng không khí vẫn còn, vì thế nạn nhân nên hít thở chậm và sâu. Khi xe chìm trong nước hoàn toàn, chúng ta mở cửa chính bằng tay hoặc chìa khóa nếu thiết bị điện tử còn hoạt động.
Trong trường hợp cửa kẹt, nạn nhân nên tìm cửa khác hoặc phá vỡ kính cửa sổ để thoát ra.
Tìm cách bơi lên mặt nước nhờ bóng khí hoặc ánh sáng
Bước 7: Bơi lên mặt nước thật nhanh. Khi thoát khỏi xe, nạn nhân nên bơi lên mặt nước càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp mất phương hướng, bạn có thể dựa vào ánh sáng hoặc hướng di chuyển của các bóng khí để xác định mặt nước.
Trong quá trình bơi lên, nạn nhân cần chú ý tránh các chướng ngại vật hoặc tàu thuyền qua lại. Nếu mặt nước đóng băng, nạn nhân nên tìm chỗ xe rơi xuống để ngoi lên. Chúng ta cần tìm điểm bám víu nếu đang bị thương hoặc kiệt sức.
Bước 8: Yêu cầu hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt.
0 nhận xét:
Post a Comment