Họ vẫn cho ban hành và thực thi những chính sách nhân sự vô nghĩa và tồi tệ, bắt nhân viên làm việc quá sức hay khiến họ luôn ở trong nỗi sợ hãi về công việc. Nếu bạn phải làm việc tại một nơi như thế, bạn nên rời đi thôi.
Hiện nay chúng ta đang ở trong nền kinh tế tri thức nhưng rất nhiều nhà tuyển dụng lại phủ nhận điều này. Họ quản lý nhân viên như thể mọi vị trí có thể hoán đổi cho nhau.
Có thể bạn nghĩ: “Ồ, những ông chủ tồi tệ hành xử như vậy bởi vì hiện nay rất dễ tìm được người,” nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Chẳng dễ tìm được người đạt yêu cầu trong thời buổi này. Tỷ lệ thất nghiệp đang dần giảm xuống.
Ngay cả khi bạn không tin tưởng con số thất nghiệp của chính phủ thì chúng ta cũng phải thừa nhận rằng nhu cầu về nhân tài hiện nay cao hơn so với vài năm trước.
Nhiều người đã biết tận dụng kiến thức này để không phải khuất phục những ông chủ tệ hại hay quỵ lụy để có được một công việc.
Rất nhiều nhân viên hay người tìm việc hay bỏ quên những đều cần nhớ, người sử dụng lao động cũng vậy. Họ không lên tiếng khi bị đối xử tệ hại tại nơi làm việc. Họ chịu đựng cách hành xử thô lỗ từ cấp trên của mình.
Làm sao để ông chủ đối xử tốt với bạn hơn? Chỉ còn cách bạn phải tự tìm kiếm “xương sống” cũng như tiếng nói của bản thân mình.
Vâng, có thề rất nguy hiểm khi lên tiếng tại nơi làm việc và trong cuộc sống vẫn luôn đầy rẩy những hiểm nguy. Bạn có nhận ra rằng những người chấp nhận rủi ro luôn luôn dẫn đầu? Họ không lo sợ quá nhiều như những người chưa sẵn sáng chấp nhận rủi ro.
Bạn đừng mong môi trường làm việc của mình sẽ thay đổi nếu chính bạn không góp phần tham gia vào việc thay đổi. Bạn không thể chờ đợi ai đó sẽ giải quyết vấn đề của bạn tại nơi làm việc, ở nhà hay bất kỳ đâu. Điều này phụ thuộc vào chính bạn. Sau tất cả thì đây là cuộc sống của bạn.
Tin tốt là ngày càng có nhiều công ty đã chú ý về khả năng thu hút và giữ chân nhân tài dựa trên lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, còn vô số tổ chức khác lại chưa bắt kịp xu hướng này. Họ vẫn cho ban hành và thực thi những chính sách nhân sự vô nghĩa và tồi tệ, bắt nhân viên làm việc quá sức hay khiến họ luôn ở trong nỗi sợ hãi về công việc.
Nếu bạn phải làm việc tại một nơi như thế, bạn nên rời đi thôi. Bạn cũng nên âm thầm tìm một công việc mới. Hàng triệu người đang làm điều đó và bạn cũng có thể làm vậy.
Dưới đây là 10 dấu hiệu mà những người chủ tệ hại thể hiện “nhân viên và nhu cầu của họ có mức độ ưu tiên thấp nhất”:
1. Họ đưa ra quá nhiều chính sách nhân sự đến nỗi bạn không thể làm gì nếu không có sự chấp thuận từ người quản lý. Họ có những quy định kiểu như:
- Đòi hỏi thông báo tang lễ thì mới nhận được tiền nghỉ phép tang khi người thân qua đời.
- Đánh giá hiệu suất theo phân phối chuẩn (Bell-curve) để giới hạn số nhân viên xuất sắc và giỏi có trong cùng một nhóm.
- Các chính sách đối xử với người lớn có trình độ giống như những đứa trẻ bướng bỉnh.
- Quy định quá chi tiết về trang phục đến nỗi nhân viên không biết cần ăn mặc như thế nào.
- Chính sách nghỉ ốm khiến bạn bị phạt chỉ vì bị cảm lạnh, cho dù bạn bị lây bệnh từ chính đồng nghiệp ở công ty.
2. Họ yêu cầu bạn làm phản hồi một lần mỗi năm trong bản khảo sát nhân viên. Nếu không thì họ cũng không thể biết bạn nghĩ gì về công việc, mức lương cũng như cấp trên của mình,
3. Họ chưa bao giờ biết về các khái niệm như thời gian linh hoạt hay làm việc từ xa mà các công ty khác đã triển khai nhiều thập kỷ.
4. Họ không muốn nghe về trách nhiệm của cá nhân bạn. Họ có thể yêu cầu họp lúc 7h tối hay trong buổi sáng chủ nhật nào đó.
5. Họ sắp xếp những vị trí giám sát hay quản lý, những người chỉ giói mỗi chuyện chỉ huy hay đe dọa nhân viên.
6. Họ sử dụng các kế hoạch kỷ luật để cải thiện hiệu suất thay vì giải quyết theo hướng cởi mở, cảm thông như hành xử theo cách người lớn,
7. Họ khiến bạn như một kẻ phạm tội khi nói về mức lương của mình. Họ luôn cố gắng để trả lương càng ít càng tốt.
8. Họ sa thải nhân viên một cách nhanh chóng.
9. Họ nói dối nhân viên hay che dấu về tiến bộ của công ty cũng như con đường sự nghiệp riêng của mỗi nhân viên.
10. Họ ra quyết định dựa trên tác động tài chính ngắn hạn. Phúc lợi của nhân viên không phải yếu tố khiến họ bận tâm.
Chúng ta không thể ngồi chờ những ông chủ và nơi làm việc như trại tù thay đổi. Chính bạn cần phải thay đổi chúng bằng cách lên tiếng hay “bước ra khỏi cửa” khi cần thiết. Thời xưa, chúng ta từng nghĩ học để làm việc là một điều cơ bản để xây dựng sự nghiệp.
Ngày nay, chúng ta cũng cần học cách tìm một công việc mới, Chúng ta không nên ở lại một nơi làm việc tồi tệ chỉ vì e ngại thay đổi.
Khi bạn nhận được tín hiệu “Bạn chẳng có ý nghĩa gì với chúng tôi” từ công ty đang làm việc, nếu bạn không thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bản thân mình. Lúc này bạn ở lại càng lâu thì sẽ càng bị tổn hại nhiều. Bạn xứng đáng được đối xử tốt hơn thế. Hãy sửa sang lại CV và bắt đầu tìm kiếm công việc mới.
Thế giới vô cùng rộng lớn. Rất nhiều tổ chức khác cần tài năng của bạn. Hãy nhớ: Chỉ những người công nhận bạn mới xứng đáng với bạn.
Hiện nay chúng ta đang ở trong nền kinh tế tri thức nhưng rất nhiều nhà tuyển dụng lại phủ nhận điều này. Họ quản lý nhân viên như thể mọi vị trí có thể hoán đổi cho nhau.
Có thể bạn nghĩ: “Ồ, những ông chủ tồi tệ hành xử như vậy bởi vì hiện nay rất dễ tìm được người,” nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Chẳng dễ tìm được người đạt yêu cầu trong thời buổi này. Tỷ lệ thất nghiệp đang dần giảm xuống.
Ngay cả khi bạn không tin tưởng con số thất nghiệp của chính phủ thì chúng ta cũng phải thừa nhận rằng nhu cầu về nhân tài hiện nay cao hơn so với vài năm trước.
Nhiều người đã biết tận dụng kiến thức này để không phải khuất phục những ông chủ tệ hại hay quỵ lụy để có được một công việc.
Rất nhiều nhân viên hay người tìm việc hay bỏ quên những đều cần nhớ, người sử dụng lao động cũng vậy. Họ không lên tiếng khi bị đối xử tệ hại tại nơi làm việc. Họ chịu đựng cách hành xử thô lỗ từ cấp trên của mình.
Làm sao để ông chủ đối xử tốt với bạn hơn? Chỉ còn cách bạn phải tự tìm kiếm “xương sống” cũng như tiếng nói của bản thân mình.
Vâng, có thề rất nguy hiểm khi lên tiếng tại nơi làm việc và trong cuộc sống vẫn luôn đầy rẩy những hiểm nguy. Bạn có nhận ra rằng những người chấp nhận rủi ro luôn luôn dẫn đầu? Họ không lo sợ quá nhiều như những người chưa sẵn sáng chấp nhận rủi ro.
Bạn đừng mong môi trường làm việc của mình sẽ thay đổi nếu chính bạn không góp phần tham gia vào việc thay đổi. Bạn không thể chờ đợi ai đó sẽ giải quyết vấn đề của bạn tại nơi làm việc, ở nhà hay bất kỳ đâu. Điều này phụ thuộc vào chính bạn. Sau tất cả thì đây là cuộc sống của bạn.
Tin tốt là ngày càng có nhiều công ty đã chú ý về khả năng thu hút và giữ chân nhân tài dựa trên lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, còn vô số tổ chức khác lại chưa bắt kịp xu hướng này. Họ vẫn cho ban hành và thực thi những chính sách nhân sự vô nghĩa và tồi tệ, bắt nhân viên làm việc quá sức hay khiến họ luôn ở trong nỗi sợ hãi về công việc.
Nếu bạn phải làm việc tại một nơi như thế, bạn nên rời đi thôi. Bạn cũng nên âm thầm tìm một công việc mới. Hàng triệu người đang làm điều đó và bạn cũng có thể làm vậy.
Dưới đây là 10 dấu hiệu mà những người chủ tệ hại thể hiện “nhân viên và nhu cầu của họ có mức độ ưu tiên thấp nhất”:
1. Họ đưa ra quá nhiều chính sách nhân sự đến nỗi bạn không thể làm gì nếu không có sự chấp thuận từ người quản lý. Họ có những quy định kiểu như:
- Đòi hỏi thông báo tang lễ thì mới nhận được tiền nghỉ phép tang khi người thân qua đời.
- Đánh giá hiệu suất theo phân phối chuẩn (Bell-curve) để giới hạn số nhân viên xuất sắc và giỏi có trong cùng một nhóm.
- Các chính sách đối xử với người lớn có trình độ giống như những đứa trẻ bướng bỉnh.
- Quy định quá chi tiết về trang phục đến nỗi nhân viên không biết cần ăn mặc như thế nào.
- Chính sách nghỉ ốm khiến bạn bị phạt chỉ vì bị cảm lạnh, cho dù bạn bị lây bệnh từ chính đồng nghiệp ở công ty.
2. Họ yêu cầu bạn làm phản hồi một lần mỗi năm trong bản khảo sát nhân viên. Nếu không thì họ cũng không thể biết bạn nghĩ gì về công việc, mức lương cũng như cấp trên của mình,
3. Họ chưa bao giờ biết về các khái niệm như thời gian linh hoạt hay làm việc từ xa mà các công ty khác đã triển khai nhiều thập kỷ.
4. Họ không muốn nghe về trách nhiệm của cá nhân bạn. Họ có thể yêu cầu họp lúc 7h tối hay trong buổi sáng chủ nhật nào đó.
5. Họ sắp xếp những vị trí giám sát hay quản lý, những người chỉ giói mỗi chuyện chỉ huy hay đe dọa nhân viên.
6. Họ sử dụng các kế hoạch kỷ luật để cải thiện hiệu suất thay vì giải quyết theo hướng cởi mở, cảm thông như hành xử theo cách người lớn,
7. Họ khiến bạn như một kẻ phạm tội khi nói về mức lương của mình. Họ luôn cố gắng để trả lương càng ít càng tốt.
8. Họ sa thải nhân viên một cách nhanh chóng.
9. Họ nói dối nhân viên hay che dấu về tiến bộ của công ty cũng như con đường sự nghiệp riêng của mỗi nhân viên.
10. Họ ra quyết định dựa trên tác động tài chính ngắn hạn. Phúc lợi của nhân viên không phải yếu tố khiến họ bận tâm.
Chúng ta không thể ngồi chờ những ông chủ và nơi làm việc như trại tù thay đổi. Chính bạn cần phải thay đổi chúng bằng cách lên tiếng hay “bước ra khỏi cửa” khi cần thiết. Thời xưa, chúng ta từng nghĩ học để làm việc là một điều cơ bản để xây dựng sự nghiệp.
Ngày nay, chúng ta cũng cần học cách tìm một công việc mới, Chúng ta không nên ở lại một nơi làm việc tồi tệ chỉ vì e ngại thay đổi.
Khi bạn nhận được tín hiệu “Bạn chẳng có ý nghĩa gì với chúng tôi” từ công ty đang làm việc, nếu bạn không thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bản thân mình. Lúc này bạn ở lại càng lâu thì sẽ càng bị tổn hại nhiều. Bạn xứng đáng được đối xử tốt hơn thế. Hãy sửa sang lại CV và bắt đầu tìm kiếm công việc mới.
Thế giới vô cùng rộng lớn. Rất nhiều tổ chức khác cần tài năng của bạn. Hãy nhớ: Chỉ những người công nhận bạn mới xứng đáng với bạn.
0 nhận xét:
Post a Comment