Những cách che giấu tài sản bất chính

Đối với các doanh nhân muốn trốn thuế hoặc các chính trị gia tham nhũng cần che giấu tài sản, lựa chọn dễ nhất là rửa tiền, lập công ty bình phong hay gửi tiền ở thiên đường thuế.

Rửa tiền là cách "hợp thức hóa" những khoản tiền kiếm được từ hoạt động phi pháp

Mặc dù không phải toàn bộ mọi dịch vụ ở các "thiên đường thuế" đều là bất hợp pháp, phần lớn các khách hàng đều có ý đồ khuất tất như muốn che giấu tài sản, nguồn gốc của số tiền, và tránh đóng thuế.

Các cách thức để trốn tránh, giấu diếm tài sản đều như nhau, cho dù khách hàng là một doanh nhân giàu có, trùm buôn ma túy, hay chính trị gia tham nhũng.

Các công ty bình phong

Một công ty bình phong có vẻ ngoài như doanh nghiệp hợp pháp. Nhưng nó thực chất chỉ là một vỏ bọc "rỗng". Nó không có chức năng hay hoạt động nào khác ngoài mục đích duy nhất là quản lý tiền được gửi vào, trong khi che giấu thân phận của chủ nhân số tiền đó.

Đội ngũ nhân sự của công ty bình phong bao gồm các luật sư, kế toán, và thậm chí là lao công. Họ không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc ký tên vào các văn bản.

Khi chính quyền muốn điều tra chủ nhân thực sự của khoản tiền trong công ty, phía công ty sẽ thông báo rằng quyền quản lý thuộc về ban quản trị. Nhưng đó chỉ là bức bình phong.

Một người giấu mặt trả lương cho họ chỉ để làm nhiệm vụ che giấu nguồn tiền khỏi sự điều tra của chính quyền. Các công ty bình phong còn có tên gọi khác là "công ty hộp thư", do chúng chỉ có nhiệm vụ duy nhất là địa chỉ để nhận văn bản.

Trung tâm tài chính ở nước ngoài

Nếu bạn có một công ty bình phong, bạn sẽ không muốn đặt trụ sở tại London (Anh) hay Paris (London) vì chính quyền nơi đây sẽ dễ dàng điều tra ra ai là người đứng sau thật sự.

Do vậy, bạn cần đặt nó ở một trung tâm tài chính nước ngoài, mà thường là những "thiên đường thuế". Các "thiên đường thuế" thường là những đảo quốc nhỏ có cơ chế bảo mật ngân hàng, hoặc thuế suất rất thấp hay thậm chí không đánh thuế với các giao dịch tài chính.

Các "thiên đường thuế" nổi tiếng là quần đảo Virgin thuộc Anh, Macao (Trung Quốc), Bahamas và Panama. Tại đây, phần lớn dịch vụ tài chính đều vô cùng hợp pháp.

Do quy định về bảo mật khiến những nơi này rất thu hút những người muốn trốn thuế trên toàn thế giới, đặc biệt khi chính quyền sở tại dường như cũng muốn làm ngơ.

Các "thiên đường trốn thuế" nổi tiếng như quần đảo Virgin thuộc Anh, quần đảo Cayman

Cổ phiếu vô danh

Đây là loại cổ phiếu không ghi tên người sở hữu cụ thể, và nó được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý. Do tính vô danh nên bạn có thể thoải mái sử dụng mà không cần chứng minh quyền sở hữu.

Nếu bạn gửi cổ phiếu tại một hãng luật ở Panama, sẽ không ai có thể biết liệu khoản này thuộc về bạn hay không, hoặc thậm chí nó có tồn tại hay không.

Vì không có sự ghi nhận quyền sở hữu cụ thể, các cổ phiếu vô danh thường là một trong những lựa chọn để né thuế hoặc dùng trong các mưu đồ khuất tất. Kể từ năm 1982, chính phủ Mỹ đã chính thức cấm lưu hành cổ phiếu vô danh.

Rửa tiền

Nếu bạn là một trùm ma túy hay một chính trị gia tham nhũng, bạn sẽ có rất nhiều tiền mặt, mà không có cách nào tiêu xài hoặc che giấu hiệu quả. Do vậy, giải pháp là phải rửa tiền.

Bạn sẽ chuyển số tiền này đến một công ty ở trung tâm tài chính nước ngoài tại các thiên đường thuế. Từ đây, những công ty này sẽ giúp chuyển tiền thành cổ phiếu vô danh, thuộc sở hữu của những công ty ma mà không ai biết đến.

Thông qua việc rửa tiền, bạn có thể sử dụng tài khoản này trong những hoạt động hợp pháp, như mua nhà nước ngoài, đóng học phí cho con cái, hoặc thanh toán các chi phí cho người thân.

Cấm vận và né tránh cấm vận

Một trong những cách để trừng phạt và giới hạn quyền lực của một chính quyền tai tiếng là áp đặt cấm vận.

Các biện pháp trừng phạt bao gồm giới hạn nhập khẩu vũ khí và đạn dược, cấm xuất khẩu hàng hóa hoặc dầu mỏ; và các cấm vận với từng cá nhân như đóng tài khoản ngân hàng của những kẻ độc tài và người thân, người ủng hộ của họ...

Ví dụ chính phủ Anh đang áp đặt hàng nghìn cấm vận với nhiều quốc gia, công ty, ngân hàng và cá nhân. Tuy nhiên, cấm vận đối với một nước càng khắc nghiệt, thì việc kiếm được tiền từ "lách" hoặc phá vỡ cấm vận càng nhiều.

Cách phổ biến là cung cấp tài khoản ngân hàng bí mật cho những kẻ bị cáo buộc thảm sát hoặc tra tấn, cung cấp vũ khí cho một hoặc thậm chí cả hai bên trong nội chiến, tài trợ kinh phí cho tham vọng hạt nhân của một chính quyền.

Lợi nhuận từ những hành động này rất lớn. Rất nhiều tài khoản ngân hàng bí mật và các công ty bình phong trên thế giới là yếu tố quan trọng khiến việc "lách" cấm vận trở nên an toàn và sinh lời.

Chính quyền sở tại của những nước đặt công ty bình phong hay ngân hàng này thường cũng chủ đích làm ngơ.

Thỏa ước tiết kiệm châu Âu

Nhằm ngăn chặn việc người dân cố tình che giấu tài sản đối với cơ quan thuế của Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên trong khối thực hiện trao đổi thông tin về tài khoản tiết kiệm cá nhân thông qua Thỏa ước về tiết kiệm (European Savings Directive, ESD).

Về cơ bản, các ngân hàng ở những quốc gia EU có thể thu thuế từ tài khoản ngân hàng của công dân ở những nước khác cũng thuộc EU. Chẳng hạn, một công dân Ireland sở hữu tài khoản ngân hàng ở Hà Lan sẽ không thể hi vọng cơ quan thuế Ireland không phát hiện ra hoặc không thu thuế từ tài khoản này.

ESD khiến việc giấu tiền ở châu Âu trở nên khó khăn hơn. Một diễn biến đáng chú ý là từ khi châu Âu thảo luận và tiến tới áp dụng ESD, số lượng người mở tài khoản ngân hàng ở ngoài châu Âu tăng vọt, và các "thiên đường" như Panama và quần đảo Virgin thuộc Anh trở thành điểm thu hút.
Share on Google Plus

About Mật danh D9

0 nhận xét:

Post a Comment