Học ngôn ngữ mới là một quá trình, nó tiêu tốn thời gian, công sức nhưng nếu biết cách bạn sẽ làm được nó nhanh và hiệu quả nhất có thể.
Ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng nhất ở bất kì công việc nào, nếu có vốn ngoại ngữ tốt, công việc sẽ suôn sẻ và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.
Mặc dù vậy, học một loại ngoại ngữ đến mức thành thục không phải là điều dễ nhưng nó sẽ thực hiện được khi bạn cố gắng đồng thời thực hiện những bí quyết dưới đây. Những bí quyết này được xây dựng bởi Mathew Youlden, một người có thể nói trôi chảy tới 9 ngôn ngữ khác nhau.
Xác định mục tiêu học
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu bạn không thể có nổi một động cơ hợp lý cho việc học ngoại ngữ, khả năng bạn có thể giữ được cảm hứng của bản thân trong thời gian dài sẽ là khá thấp.
Ví dụ như học tiếng Pháp để gây ấn tượng cho một người nói tiếng Anh khó có thể được coi là một lý do phù hợp. Nó khác hoàn toàn với khi bạn muốn học tiếng Pháp để hiểu được, giao tiếp được với một người Pháp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Dù cho bạn bắt đầu với lý do gì, điều quan trọng là bạn giữ được quyết tâm học tập:
“OK, tôi muốn học cái này, vì vậy tôi sẽ hết sức làm mọi thứ tôi có thể bằng ngôn ngữ này, vì việc học ngôn ngữ này”.
Tìm một người đồng hành
Matthew học được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng với em sinh đôi Michael của anh (họ chinh phục tiếng Hy Lap khi mới vừa tám tuổi!). Matthew và Michael, hay như mọi người thường gọi là đôi Anh-em-đa-ngữ, đã tăng cường kỹ năng ngôn ngữ của họ nhờ sự cạnh tranh giữa hai người:
“Lúc đó chúng tôi đã rất hưng phấn, và bây giờ vẫn thế. Chúng tôi cạnh tranh nhau, thúc ép nhau để buộc bản thân nghiêm túc trong học tập. Nếu nó thấy tôi đang dẫn trước một chút, nó sẽ tự thấy ghen tị và cố gắng vượt qua tôi (có thể do chúng tôi là anh hem song sinh) – và ngược lại”.
Kể cả khi bạn không thể cùng học với anh chị em trong nhà, bất kỳ đối tượng học chung nào cũng có thể giúp cho cả hai bên cố gắng ngày càng nhiều và giữ được cường độ học mà không bị chán nản:
“Tôi nghĩ đây thực sự là phương thức học tuyệt vời. Bạn có thể có người để giao tiếp cùng, đó mới chính là mục đích của việc học ngôn ngữ”, Mathew chia sẻ.
Tự nói với bản thân
Khi không có ai để trò chuyện bằng ngoại ngữ, tự nói chuyện với chính mình cũng không có gì sai trái cả.
“Nghe có thể hơi kỳ cục, nhưng thực sự nói chuyện với chính mình là một cách rất tuyệt để học một ngôn ngữ, đặc biệt khi bạn không có cơ hội dùng nó thường xuyên”.
Cách này có thể giữ cho các từ, cụm từ lưu lại trong trí nhớ của bạn rõ ràng hơn và tạo được sự tự tin khi bạn phải nói chuyện với người khác.
Liên kết ngôn ngữ với đời sống
Nếu đối thoại là mục tiêu từ đầu của bạn, khả năng bạn lạc lối trong từng chồng sách vở cũng sẽ thấp hơn. Nói chuyện với người khác chính là một cách để bạn dung hòa việc học với đời sống:
“Bạn đang học tiếng để có thể dùng nó, không phải để tự đọc cho mình nghe. Cần phải sáng tạo trong việc vận dụng thứ bạn đang học vào một môi trường có ích, thông dụng hơn – ví dụ như viết lời bài hát, thường xuyên tìm cơ hội nói chuyện bằng ngoại ngữ với người khác, hay dùng nó trong một môi trường quốc tế. Không cần phải thật sự ra nước ngoài, bạn có thể tới nhà hàng Hy Lạp cuối phố và gọi món bằng tiếng Hy Lạp chẳng hạn”.
Tìm niềm vui trong học tập
Sử dụng ngôn ngữ trong bất kỳ trường hợp nào đều là hành động sáng tạo. Đôi Anh-em-đa-ngữ đã từng tập luyện tiếng Hy Lạp bằng cách viết và thu âm bài hát. Bạn cũng có thể nghĩ ra một vài kiểu học thật vui để áp dụng cho bản thân mình, như là ghi âm một chương trình radio với bạn bè, vẽ vài khung truyện tranh, viết một bài thơ, hay đơn giản là nói chuyện với bất kỳ người nào bạn có thể. Nếu bạn không thể tìm ra cách nào để vui vẻ với việc học của mình, có thể bạn đang không làm theo bước 4.
Hãy học tập như một đứa trẻ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan điểm “khả năng học của trẻ em tốt hơn người lớn” là một sai lầm. Bí quyết để tiếp thu nhanh như những đứa trẻ có thể chỉ đơn giản nằm trong những thái độ học tập rất đặc trưng của trẻ nhỏ, như bạo dạn hơn, thích chơi đùa với ngôn ngữ hay không ngần ngại phạm lỗi...
Chúng ta học qua mỗi lần mắc lỗi. Khi còn bé, người xung quanh đều nghĩ chúng ta phạm lỗi là chuyện đương nhiên, nhưng khi lớn lên thì lỗi lầm trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Cũng vì vậy mà nhiều người lớn thường nói “tôi không thể”, “tôi không biết” thay vì “tôi chưa học” (tôi không biết bơi, tôi không biết lái xe, tôi không biết tiếng Tây Ban Nha..).
Để lộ ra thất bại (hay là gặp khó khăn) với người lớn vó thể là rất mất mặt, nhưng với bọn trẻ thì không. Khi học ngoại ngữ, hãy thừa nhận rằng bạn không biết tuốt (và như thế cũng chẳng sao cả). Hãy quên hết những thứ như mặc cảm tự ti của người lớn đi.
Bước ra khỏi "vùng an toàn" của bản thân
Sẵn sàng mắc lỗi cũng có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với nhiều tình huống dở khóc dở cười. Chuyện này có thể khá đáng sợ, nhưng đó là con đường duy nhất để đến với thành công.
Dù bạn học nhiều đến đâu, bạn sẽ không bao giờ có thể dùng được một ngoại ngữ nếu không tự mình trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm: hãy nói chuyện với người lạ bằng ngoại ngữ bạn đang học, hỏi đường, gọi món, hay thử kể một chuyện cười. Càng làm những chuyện tưởng chừng xấu hổ như vậy, “vùng an toàn” của bạn sẽ càng mở rộng ra và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn kể cả trong những tình huống lạ.
“Ban đầu bạn sẽ thấy có nhiều khó khăn: có thể gặp vấn đề với phát âm, ngữ pháp hay cú pháp câu, hay bạn có thể không thật sự hiểu ý nghĩa câu nói. Thế nhưng tôi nghĩ quan trọng là bạn phải tạo được linh cảm với ngôn ngữ. Người bản ngữ đều có một cảm giác thân thuộc với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, đó cũng chính là điều cơ bản làm một người được coi là “bản ngữ”. Nếu bạn có thể phát triển linh cảm đối với ngôn ngữ, vậy cũng có nghĩa là bạn đã biến ngoại ngữ thành ngôn ngữ của chính mình”,Mathew nói.
Lắng nghe
Phải học nghe trước khi học nói. Lúc đầu mọi ngôn ngữ đều nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng khi bạn tiếp xúc nhiều hơn, ngoại ngữ cũng sẽ dần trở nên thân thuộc, và nói ra cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều:
“Chúng ta có thể phát âm được mọi âm thanh, chỉ là lúc đầu ta chưa quen với nó. Ví dụ như tiếng Anh không hề có chữ r uốn lưỡi, nhưng khi tôi học tiếng Tây Ban Nha có những từ có chữ r phát âm rất nặng, như “perro” hay “reunion”. Đối với tôi, cách tốt nhất để thành thạo chính là nghe thật nhiều, thật chăm chú và cố gắng hình dung ra nó được phát âm như thế nào, vì chúng ta đều dùng những bộ phận của họng hay vòm miệng để phát ra được âm thanh mình muốn”.
Xem mọi người nói
Mỗi ngôn ngữ khác nhau lại có cách sử dụng môi, lưỡi, họng khác nhau. Phát âm cần đến sự vận dụng cả trí não và các bộ phận cơ thể:
“Có một cách có thể hơi lạ, chính là thực sự nhìn vào người khác khi họ đang nói từ có âm mình muốn học, và cố gắng nhại lại âm đó, càng giống càng tốt. Tin tôi đi, lúc đầu có thể khá khó khăn, nhưng bạn sẽ thành công thôi. Thực tế là cũng khá dễ dàng, chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập thật nhiều”.
Nếu bạn không có cơ hội quan sát người bản ngữ trực tiếp, có thể chọn các bộ phim hay chương trình TV bằng ngôn ngữ đó để thay thế.
Lao vào học tập
Sau khi đã quyết định thì phải tiến hành học như thế nào? Có phương pháp học tập nào đúng đắn không? Matthew gợi ý cho tôi cách tiếp cận trên mọi góc độ: dù bạn có học bằng cách nào, điều quan trọng là bạn phải luyện tập nó mỗi ngày:
“Tôi thường muốn tiếp thu nhiều nhất có thể ngay từ đầu, vậy nên khi bắt đầu học cái gì tôi thường cố gắng dùng nó mọi lúc mọi nơi, làm tất cả mọi việc có thể: tôi nghĩ bằng ngoại ngữ, viết bằng ngoại ngữ, thậm chí là tự nói chuyện với bản thân mình bằng ngoại ngữ. Đối với tôi, quan trọng là phải có thể luyện tập được thứ tôi đang học – dù là viết email, tự nói với mình, nghe nhạc hay nghe đài. Hãy chìm đắm vào ngôn ngữ mới, vào môi trường mới để quen với nó”.
Hãy nhớ rằng, kết quả tốt nhất khi nói là có người đáp lại lời bạn. Dù chỉ là một cuộc đối thoại đơn giản cũng có giá trị rất lớn. Những cột mốc như thế giúp bạn hứng khởi hơn và giữ được quyết tâm luyện tập lâu dài hơn. Đừng lo, bạn sẽ không làm người kia khó chịu kể cả khi bạn nói kém ngôn ngữ của họ.
Nếu bạn mở lời rằng “tôi đang học và tôi muốn thực hành với bạn...”, hầu hết mọi người sẽ kiên nhẫn lắng nghe, nhiệt tình khuyến khích và động viên bạn. Dù trên thế giới có tới cả tỷ người biết nói tiếng Anh nhưng phần lớn trong số họ vẫn sẽ muốn trao đổi bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nếu được lựa chọn. Chủ động bước vào thế giới ngôn ngữ của ai đó cũng giúp họ thoải mái, mở lòng hơn với bạn.
Ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng nhất ở bất kì công việc nào, nếu có vốn ngoại ngữ tốt, công việc sẽ suôn sẻ và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống.
Mặc dù vậy, học một loại ngoại ngữ đến mức thành thục không phải là điều dễ nhưng nó sẽ thực hiện được khi bạn cố gắng đồng thời thực hiện những bí quyết dưới đây. Những bí quyết này được xây dựng bởi Mathew Youlden, một người có thể nói trôi chảy tới 9 ngôn ngữ khác nhau.
Xác định mục tiêu học
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu bạn không thể có nổi một động cơ hợp lý cho việc học ngoại ngữ, khả năng bạn có thể giữ được cảm hứng của bản thân trong thời gian dài sẽ là khá thấp.
Ví dụ như học tiếng Pháp để gây ấn tượng cho một người nói tiếng Anh khó có thể được coi là một lý do phù hợp. Nó khác hoàn toàn với khi bạn muốn học tiếng Pháp để hiểu được, giao tiếp được với một người Pháp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Dù cho bạn bắt đầu với lý do gì, điều quan trọng là bạn giữ được quyết tâm học tập:
“OK, tôi muốn học cái này, vì vậy tôi sẽ hết sức làm mọi thứ tôi có thể bằng ngôn ngữ này, vì việc học ngôn ngữ này”.
Tìm một người đồng hành
Matthew học được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau cùng với em sinh đôi Michael của anh (họ chinh phục tiếng Hy Lap khi mới vừa tám tuổi!). Matthew và Michael, hay như mọi người thường gọi là đôi Anh-em-đa-ngữ, đã tăng cường kỹ năng ngôn ngữ của họ nhờ sự cạnh tranh giữa hai người:
“Lúc đó chúng tôi đã rất hưng phấn, và bây giờ vẫn thế. Chúng tôi cạnh tranh nhau, thúc ép nhau để buộc bản thân nghiêm túc trong học tập. Nếu nó thấy tôi đang dẫn trước một chút, nó sẽ tự thấy ghen tị và cố gắng vượt qua tôi (có thể do chúng tôi là anh hem song sinh) – và ngược lại”.
Kể cả khi bạn không thể cùng học với anh chị em trong nhà, bất kỳ đối tượng học chung nào cũng có thể giúp cho cả hai bên cố gắng ngày càng nhiều và giữ được cường độ học mà không bị chán nản:
“Tôi nghĩ đây thực sự là phương thức học tuyệt vời. Bạn có thể có người để giao tiếp cùng, đó mới chính là mục đích của việc học ngôn ngữ”, Mathew chia sẻ.
Tự nói với bản thân
Khi không có ai để trò chuyện bằng ngoại ngữ, tự nói chuyện với chính mình cũng không có gì sai trái cả.
“Nghe có thể hơi kỳ cục, nhưng thực sự nói chuyện với chính mình là một cách rất tuyệt để học một ngôn ngữ, đặc biệt khi bạn không có cơ hội dùng nó thường xuyên”.
Cách này có thể giữ cho các từ, cụm từ lưu lại trong trí nhớ của bạn rõ ràng hơn và tạo được sự tự tin khi bạn phải nói chuyện với người khác.
Liên kết ngôn ngữ với đời sống
Nếu đối thoại là mục tiêu từ đầu của bạn, khả năng bạn lạc lối trong từng chồng sách vở cũng sẽ thấp hơn. Nói chuyện với người khác chính là một cách để bạn dung hòa việc học với đời sống:
“Bạn đang học tiếng để có thể dùng nó, không phải để tự đọc cho mình nghe. Cần phải sáng tạo trong việc vận dụng thứ bạn đang học vào một môi trường có ích, thông dụng hơn – ví dụ như viết lời bài hát, thường xuyên tìm cơ hội nói chuyện bằng ngoại ngữ với người khác, hay dùng nó trong một môi trường quốc tế. Không cần phải thật sự ra nước ngoài, bạn có thể tới nhà hàng Hy Lạp cuối phố và gọi món bằng tiếng Hy Lạp chẳng hạn”.
Tìm niềm vui trong học tập
Sử dụng ngôn ngữ trong bất kỳ trường hợp nào đều là hành động sáng tạo. Đôi Anh-em-đa-ngữ đã từng tập luyện tiếng Hy Lạp bằng cách viết và thu âm bài hát. Bạn cũng có thể nghĩ ra một vài kiểu học thật vui để áp dụng cho bản thân mình, như là ghi âm một chương trình radio với bạn bè, vẽ vài khung truyện tranh, viết một bài thơ, hay đơn giản là nói chuyện với bất kỳ người nào bạn có thể. Nếu bạn không thể tìm ra cách nào để vui vẻ với việc học của mình, có thể bạn đang không làm theo bước 4.
Hãy học tập như một đứa trẻ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan điểm “khả năng học của trẻ em tốt hơn người lớn” là một sai lầm. Bí quyết để tiếp thu nhanh như những đứa trẻ có thể chỉ đơn giản nằm trong những thái độ học tập rất đặc trưng của trẻ nhỏ, như bạo dạn hơn, thích chơi đùa với ngôn ngữ hay không ngần ngại phạm lỗi...
Chúng ta học qua mỗi lần mắc lỗi. Khi còn bé, người xung quanh đều nghĩ chúng ta phạm lỗi là chuyện đương nhiên, nhưng khi lớn lên thì lỗi lầm trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Cũng vì vậy mà nhiều người lớn thường nói “tôi không thể”, “tôi không biết” thay vì “tôi chưa học” (tôi không biết bơi, tôi không biết lái xe, tôi không biết tiếng Tây Ban Nha..).
Để lộ ra thất bại (hay là gặp khó khăn) với người lớn vó thể là rất mất mặt, nhưng với bọn trẻ thì không. Khi học ngoại ngữ, hãy thừa nhận rằng bạn không biết tuốt (và như thế cũng chẳng sao cả). Hãy quên hết những thứ như mặc cảm tự ti của người lớn đi.
Bước ra khỏi "vùng an toàn" của bản thân
Sẵn sàng mắc lỗi cũng có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với nhiều tình huống dở khóc dở cười. Chuyện này có thể khá đáng sợ, nhưng đó là con đường duy nhất để đến với thành công.
Dù bạn học nhiều đến đâu, bạn sẽ không bao giờ có thể dùng được một ngoại ngữ nếu không tự mình trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm: hãy nói chuyện với người lạ bằng ngoại ngữ bạn đang học, hỏi đường, gọi món, hay thử kể một chuyện cười. Càng làm những chuyện tưởng chừng xấu hổ như vậy, “vùng an toàn” của bạn sẽ càng mở rộng ra và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn kể cả trong những tình huống lạ.
“Ban đầu bạn sẽ thấy có nhiều khó khăn: có thể gặp vấn đề với phát âm, ngữ pháp hay cú pháp câu, hay bạn có thể không thật sự hiểu ý nghĩa câu nói. Thế nhưng tôi nghĩ quan trọng là bạn phải tạo được linh cảm với ngôn ngữ. Người bản ngữ đều có một cảm giác thân thuộc với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, đó cũng chính là điều cơ bản làm một người được coi là “bản ngữ”. Nếu bạn có thể phát triển linh cảm đối với ngôn ngữ, vậy cũng có nghĩa là bạn đã biến ngoại ngữ thành ngôn ngữ của chính mình”,Mathew nói.
Lắng nghe
Phải học nghe trước khi học nói. Lúc đầu mọi ngôn ngữ đều nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng khi bạn tiếp xúc nhiều hơn, ngoại ngữ cũng sẽ dần trở nên thân thuộc, và nói ra cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều:
“Chúng ta có thể phát âm được mọi âm thanh, chỉ là lúc đầu ta chưa quen với nó. Ví dụ như tiếng Anh không hề có chữ r uốn lưỡi, nhưng khi tôi học tiếng Tây Ban Nha có những từ có chữ r phát âm rất nặng, như “perro” hay “reunion”. Đối với tôi, cách tốt nhất để thành thạo chính là nghe thật nhiều, thật chăm chú và cố gắng hình dung ra nó được phát âm như thế nào, vì chúng ta đều dùng những bộ phận của họng hay vòm miệng để phát ra được âm thanh mình muốn”.
Xem mọi người nói
Mỗi ngôn ngữ khác nhau lại có cách sử dụng môi, lưỡi, họng khác nhau. Phát âm cần đến sự vận dụng cả trí não và các bộ phận cơ thể:
“Có một cách có thể hơi lạ, chính là thực sự nhìn vào người khác khi họ đang nói từ có âm mình muốn học, và cố gắng nhại lại âm đó, càng giống càng tốt. Tin tôi đi, lúc đầu có thể khá khó khăn, nhưng bạn sẽ thành công thôi. Thực tế là cũng khá dễ dàng, chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập thật nhiều”.
Nếu bạn không có cơ hội quan sát người bản ngữ trực tiếp, có thể chọn các bộ phim hay chương trình TV bằng ngôn ngữ đó để thay thế.
Lao vào học tập
Sau khi đã quyết định thì phải tiến hành học như thế nào? Có phương pháp học tập nào đúng đắn không? Matthew gợi ý cho tôi cách tiếp cận trên mọi góc độ: dù bạn có học bằng cách nào, điều quan trọng là bạn phải luyện tập nó mỗi ngày:
“Tôi thường muốn tiếp thu nhiều nhất có thể ngay từ đầu, vậy nên khi bắt đầu học cái gì tôi thường cố gắng dùng nó mọi lúc mọi nơi, làm tất cả mọi việc có thể: tôi nghĩ bằng ngoại ngữ, viết bằng ngoại ngữ, thậm chí là tự nói chuyện với bản thân mình bằng ngoại ngữ. Đối với tôi, quan trọng là phải có thể luyện tập được thứ tôi đang học – dù là viết email, tự nói với mình, nghe nhạc hay nghe đài. Hãy chìm đắm vào ngôn ngữ mới, vào môi trường mới để quen với nó”.
Hãy nhớ rằng, kết quả tốt nhất khi nói là có người đáp lại lời bạn. Dù chỉ là một cuộc đối thoại đơn giản cũng có giá trị rất lớn. Những cột mốc như thế giúp bạn hứng khởi hơn và giữ được quyết tâm luyện tập lâu dài hơn. Đừng lo, bạn sẽ không làm người kia khó chịu kể cả khi bạn nói kém ngôn ngữ của họ.
Nếu bạn mở lời rằng “tôi đang học và tôi muốn thực hành với bạn...”, hầu hết mọi người sẽ kiên nhẫn lắng nghe, nhiệt tình khuyến khích và động viên bạn. Dù trên thế giới có tới cả tỷ người biết nói tiếng Anh nhưng phần lớn trong số họ vẫn sẽ muốn trao đổi bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nếu được lựa chọn. Chủ động bước vào thế giới ngôn ngữ của ai đó cũng giúp họ thoải mái, mở lòng hơn với bạn.
0 nhận xét:
Post a Comment