Trong nhiều trường hợp như gặp sếp mới, gặp đối tác, khách hàng... bạn có thể phải cần "chứng tỏ" một tí, dưới đây là 5 cách giúp bạn 'tỏ ra nguy hiểm' ngay lập tức với người đối diện
Mọi người thường hình thành ấn tượng đầu tiên với bạn chỉ trong vài giây. Có thể họ sẽ khen bạn hiểu biết, đĩnh đạc, cũng có thể họ nhanh chóng coi thường bạn.
Thời gian tất nhiên sẽ đưa ra câu trả lời chính xác hơn, đa chiều hơn về một nhân cách. Thế nhưng trong nhiều trường hợp như gặp sếp mới, gặp đối tác, khách hàng... bạn có thể phải cần “chứng tỏ” một tí. Sau đây là 5 cách giúp bạn “tỏ ra nguy hiểm” ngay lập tức, theo Business Insider.
Nói nhanh
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young (bang Utah, Mỹ) đã cho 28 sinh viên nghe đoạn băng nói chuyện của 6 người khác, trong đó được cố ý điều chỉnh chậm hoặc nhanh hơn thông thường.
Các sinh viên đánh giá những người có “trình độ”, có “kỹ năng” là những người có đoạn nói chuyện được điều chỉnh nhanh hơn, trong khi suy nghĩ ngược lại đối với những người có đoạn nói chuyện chậm.
Nghiên cứu nhỏ này mô tả khá chính xác cảm nhận của đa phần con người. Bạn sẽ cảm thấy tin tưởng một người chỉ đường nói nhanh hơn, và nghĩ họ thông thạo hơn một người nói chậm, đúng không?
Nếu là nữ, nên trang điểm
Năm 2011, Nancy Elliot tại Đại học Havard dẫn đầu một nghiên cứu trong đó cho 250 người trưởng thành nhìn vào 25 bức hình của phụ nữ với 4 cấp độ trang điểm khác nhau, bao gồm: Một phần tư phụ nữ không trang điểm; một phần tư có trang điểm nhẹ (hơi tự nhiên); một phần tư trang điểm đậm hơn; một phần tư trang điểm nhiều nhất.
Kết quả, đa phần cảm nhận những bức hình có phụ nữ trang điểm đậm nhất theo kiểu “quyến rũ” là những người có khả năng nhất, và nhóm “mặt mộc” bị đánh giá thấp nhất.
Tham vấn ý kiến
Có hai trường hợp để chứng tỏ bạn là người hiểu biết, giỏi giang trong mắt người khác thông qua việc tham vấn ý kiến.
Một nghiên cứu tại trường Kinh doanh của Đại học Havard cho thấy những đối tác làm việc cùng nhau sẽ cảm thấy người kia tài giỏi, đáng tin hơn nếu người ấy hỏi ý kiến của mình. Ví dụ sau khi cùng làm xong công việc, bạn sẽ nhận được cảm giác tích cực từ đối phương nếu chịu khó hỏi lại một câu đại loại như: “Anh thấy tác phẩm này thế nào? Anh có đóng góp gì thêm cho nó không?”.
Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tư thế lãnh đạo, thì... đừng nên hỏi ý kiến. Business Insider dẫn một nghiên cứu năm 2015 cho thấy khi đang ở vị trí lãnh đạo, việc hỏi ý kiến “lính” lại khiến nhiều người không tin tưởng vào “vị sếp” ấy. Đây là cảm nhận chung cho nhóm sinh viên tham gia trò leo núi cùng nhau, với việc thay đổi xoay vòng các vị trí lãnh đạo trong từng ngày.
Hành xử lạnh lùng
Chúng ta có xu hướng đánh giá con người dựa trên hai đặc điểm chính khi chúng ta lần đầu gặp họ: Sự ấm áp và uy quyền.
Một nghiên cứu năm 2009 của các nhà tâm lý học người Bỉ và Mỹ trên 80 sinh viên cho thấy, những người được đánh giá cao nhất về năng lực là người hành xử lạnh lùng hơn và ít ấm áp hơn.
Đó là sự thật khá buồn nếu bạn là người vốn dĩ ấm áp, nhưng đó là tâm lý chung.
Hiệu ứng gương mặt
Nghiên cứu của Đại học New York và Đại học Connecticut công bố vào năm 2015 cho thấy rằng nhận thức về uy quyền, sự tin tưởng, phụ thuộc phần lớn vào cơ cấu của mặt.
Trong nghiên cứu, người tham gia nhìn vào các khuôn mặt nam giới với tỷ lệ đã được thay đổi bằng cách chỉnh sửa rộng hơn một chút so với bình thường. Họ được yêu cầu chọn những người họ tin rằng sẽ giành chiến thắng một cuộc thi cử tạ, và niềm tin được đa số đặt vào số nam giới có gương mặt rộng.
Dĩ nhiên bạn có thể dùng chiêu này để đánh lừa người khác thông qua photoshop (thay vì đi... phẫu thuật thẩm mỹ).
Tương tự, hãy để ý tới hình đại diện Facebook của bạn. Thông thường, bạn sẽ thấy hơi “nể” những người có hình đại diện chụp xa khuôn mặt hơn những người chụp quá cận? Đó là nghiên cứu năm 2012, cho thấy cứ chụp ở khoảng cách từ 4,5 feet (khoảng 1,4 mét) trở đi, sẽ được cảm thấy tin tưởng, có năng lực hơn so với khoảng cách gần, theo Business Insider.
Bạn có thể chứng tỏ năng lực bằng... năng lực, nhưng đáng tiếc một số tâm lý chung về ấn tượng ban đầu khuyên bạn nên biết "diễn" một chút
Mọi người thường hình thành ấn tượng đầu tiên với bạn chỉ trong vài giây. Có thể họ sẽ khen bạn hiểu biết, đĩnh đạc, cũng có thể họ nhanh chóng coi thường bạn.
Thời gian tất nhiên sẽ đưa ra câu trả lời chính xác hơn, đa chiều hơn về một nhân cách. Thế nhưng trong nhiều trường hợp như gặp sếp mới, gặp đối tác, khách hàng... bạn có thể phải cần “chứng tỏ” một tí. Sau đây là 5 cách giúp bạn “tỏ ra nguy hiểm” ngay lập tức, theo Business Insider.
Nói nhanh
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young (bang Utah, Mỹ) đã cho 28 sinh viên nghe đoạn băng nói chuyện của 6 người khác, trong đó được cố ý điều chỉnh chậm hoặc nhanh hơn thông thường.
Các sinh viên đánh giá những người có “trình độ”, có “kỹ năng” là những người có đoạn nói chuyện được điều chỉnh nhanh hơn, trong khi suy nghĩ ngược lại đối với những người có đoạn nói chuyện chậm.
Nghiên cứu nhỏ này mô tả khá chính xác cảm nhận của đa phần con người. Bạn sẽ cảm thấy tin tưởng một người chỉ đường nói nhanh hơn, và nghĩ họ thông thạo hơn một người nói chậm, đúng không?
Nếu là nữ, nên trang điểm
Năm 2011, Nancy Elliot tại Đại học Havard dẫn đầu một nghiên cứu trong đó cho 250 người trưởng thành nhìn vào 25 bức hình của phụ nữ với 4 cấp độ trang điểm khác nhau, bao gồm: Một phần tư phụ nữ không trang điểm; một phần tư có trang điểm nhẹ (hơi tự nhiên); một phần tư trang điểm đậm hơn; một phần tư trang điểm nhiều nhất.
Kết quả, đa phần cảm nhận những bức hình có phụ nữ trang điểm đậm nhất theo kiểu “quyến rũ” là những người có khả năng nhất, và nhóm “mặt mộc” bị đánh giá thấp nhất.
Tham vấn ý kiến
Có hai trường hợp để chứng tỏ bạn là người hiểu biết, giỏi giang trong mắt người khác thông qua việc tham vấn ý kiến.
Một nghiên cứu tại trường Kinh doanh của Đại học Havard cho thấy những đối tác làm việc cùng nhau sẽ cảm thấy người kia tài giỏi, đáng tin hơn nếu người ấy hỏi ý kiến của mình. Ví dụ sau khi cùng làm xong công việc, bạn sẽ nhận được cảm giác tích cực từ đối phương nếu chịu khó hỏi lại một câu đại loại như: “Anh thấy tác phẩm này thế nào? Anh có đóng góp gì thêm cho nó không?”.
Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tư thế lãnh đạo, thì... đừng nên hỏi ý kiến. Business Insider dẫn một nghiên cứu năm 2015 cho thấy khi đang ở vị trí lãnh đạo, việc hỏi ý kiến “lính” lại khiến nhiều người không tin tưởng vào “vị sếp” ấy. Đây là cảm nhận chung cho nhóm sinh viên tham gia trò leo núi cùng nhau, với việc thay đổi xoay vòng các vị trí lãnh đạo trong từng ngày.
Hành xử lạnh lùng
Chúng ta có xu hướng đánh giá con người dựa trên hai đặc điểm chính khi chúng ta lần đầu gặp họ: Sự ấm áp và uy quyền.
Một nghiên cứu năm 2009 của các nhà tâm lý học người Bỉ và Mỹ trên 80 sinh viên cho thấy, những người được đánh giá cao nhất về năng lực là người hành xử lạnh lùng hơn và ít ấm áp hơn.
Đó là sự thật khá buồn nếu bạn là người vốn dĩ ấm áp, nhưng đó là tâm lý chung.
Hiệu ứng gương mặt
Nghiên cứu của Đại học New York và Đại học Connecticut công bố vào năm 2015 cho thấy rằng nhận thức về uy quyền, sự tin tưởng, phụ thuộc phần lớn vào cơ cấu của mặt.
Trong nghiên cứu, người tham gia nhìn vào các khuôn mặt nam giới với tỷ lệ đã được thay đổi bằng cách chỉnh sửa rộng hơn một chút so với bình thường. Họ được yêu cầu chọn những người họ tin rằng sẽ giành chiến thắng một cuộc thi cử tạ, và niềm tin được đa số đặt vào số nam giới có gương mặt rộng.
Dĩ nhiên bạn có thể dùng chiêu này để đánh lừa người khác thông qua photoshop (thay vì đi... phẫu thuật thẩm mỹ).
Tương tự, hãy để ý tới hình đại diện Facebook của bạn. Thông thường, bạn sẽ thấy hơi “nể” những người có hình đại diện chụp xa khuôn mặt hơn những người chụp quá cận? Đó là nghiên cứu năm 2012, cho thấy cứ chụp ở khoảng cách từ 4,5 feet (khoảng 1,4 mét) trở đi, sẽ được cảm thấy tin tưởng, có năng lực hơn so với khoảng cách gần, theo Business Insider.
0 nhận xét:
Post a Comment