Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, thoạt đầu chỉ là hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng này. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ chính yếu là dùng các thuốc giảm đau thường ngày kết hợp với biện pháp trị liệu như tự xoa bóp, bấm huyệt. Dưới đây là các biện pháp tự xoa bóp bấm huyệt để bạn tham khảo.
Thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp tự xoa bóp đốt sống cổ:
Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần.
Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan vào nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.
Xát vùng giữa hai xương bả vai: Cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xát trên xuống dưới lên 10 đến 15 lần.
Bóp các cơ vùng gáy: Cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống 10 đến 15 lần.
Véo gân dưới nách: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo các gân dưới nách bên đối diện và trái lại sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống tận ngón tay.
Phương pháp bấm huyệt:
Phương huyệt được chọn gồm một số huyệt như: huyệt Á thị, Phong trì, Kiên tỉnh, Hậu khê.
- Huyệt Á thị: Theo y học cổ truyền, huyệt Á thị còn được gọi là Thiên ứng huyệt, có vị trí chính là điểm đau của bệnh. Nói như vậy là ở một người bệnh có thể tìm và xác định được vài huyệt Á thị. Huyệt này có thể trùng với một số huyệt khác. Khi tìm huyệt cần dùng đầu ngón tay day hoặc bấm nhẹ nhàng để phát hiện điểm đau cho chuẩn xác. Khi đã phát hiện được điểm đau thì bấm mỗi điểm 1 - 2 phút.
- Bấm huyệt Phong trì: Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt (ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lõm giữa cơ ức - đòn - chũm và phần trên cơ thang) 4 ngón kia ôm lấy đầu, dùng lực bấm vào huyệt từ 1 - 2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.
- Bấm huyệt Kiên tỉnh: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa bấm huyệt bên đối diện từ 1 - 2 phút (huyệt ở chỗ lõm đỉnh vai, khi giơ ngang tay).
- Bấm huyệt Hậu khê: Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1 đến 2 phút (huyệt ở đầu nếp ngang thứ 2 (phía sau) của khớp xương bàn tay - ngón tay út khi bàn tay hơi nắm lại).
Chú ý: Khi bấm huyệt cần thực hiện tốt thao tác bấm, dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay cái, ngón tay trỏ để bấm huyệt, cần bấm vuông góc với huyệt để tạo được lực bấm mạnh, đây chính là cung phản xạ cảm giác đau ở người bệnh mà khoa học đã chứng minh.
0 nhận xét:
Post a Comment