Nếu bạn là một fan cuồng nhiệt của loạt game ăn khách Assassin's Creed thì chắc chắn bạn không thể không biết đến Templar, một tổ chức được xem như đại kình địch của Hội sát thủ. Với cốt truyện là cuộc chiến không khoan nhượng và kéo dài qua rất nhiều thế hệ giữa hai phe là Hội sát thủ và Templar nhằm tranh giành "Pieces of Eden" (báu vật Địa đàng), Ubisoft đã khá thành công khi đem đến một tựa game hấp dẫn với tình những tình tiết lôi cuốn và các pha hành động nằm ngoài sự mong đợi của game thủ.
Thế nhưng, chính với thành công của Ubisoft khi đưa Templar trở thành một thế lực đối đầu của Hội sát thủ đã đã khiến game thủ không ít nhiều có những hiểu lầm khi cho rằng Templar là một tổ chức xấu xa, độc ác và không đáng để được tồn tại trên thế giới này, mặc dù ngay trong thực tế, Templar lại chính là những con người tài ba và vô cùng đáng trân trọng.
Templar, họ là ai?
Knights Templar hay gọi tắt là Templar (dịch ra tiếng Việt là Hiệp sĩ dòng Đền) là 1 trong 3 hiệp hội (bên cạnh Knights Hospitaller và Teutonic Knights) được thành lập sau cuộc Thập Tự Chinh thứ I (1099), với mục đích là bảo vệ cho những người Thiên Chúa giáo hành hương đến Jerusalem sau cuộc chinh phạt.
Bên cạnh đó, những hội Templar có một nhiệm vụ thứ hai vẫn đang nằm trong vòng tranh cãi: truy tìm Chén Thánh. Họ là những chiến binh thiện chiến nhất của đoàn quân Thập Tự, được nhận biết nhờ vào tấm thân mang giáp trụ vững chãi, cùng hình ảnh thập tự được khắc chìm trên bộ giáo hoặc thêu trên áo choàng.
Templar vẫn mang những đặc điểm cơ bản tương tự hiệp sĩ (Knight) khác trong thời Trung Cổ (đa số các hiệp sĩ đều là quý tộc và được lãnh chúa phong làm hiệp sĩ để phục vụ riêng cho lãnh chúa), nhưng Templar lại được thụ phong tại nhà thờ và lý tưởng của họ là phụng sự đức Chúa.
Vì Templar không phục vụ bất kỳ lãnh chúa nào khác trừ Nhà thờ Thiên Chúa Giáo nên họ không chịu bất kỳ một khoản thuế nào đối với lãnh chúa, lợi ích kinh tế của họ đều đến từ Nhà thờ. Chẳng bao lâu sau đó các tổ chức của Templar dần dần lớn mạnh lên khắp Châu Âu, đặt biệt là Tây Âu.
Templar gắn liền với những cuộc Thập Tự Chinh
Nhiều thành viên trong vương tộc Châu Âu thường ăn chơi sa đọa, tiêu xài phóng túng để phục vụ cho thú vui xa hoa của mình, họ trở thành con nợ của Templar. Các tổ chức Templar dần dần nắm trong tay rất nhiều tài sản của vua chúa Châu Âu. Và chính vì thế, Templar là người đã phát minh ra những tấm séc để dễ bề chuyển tiền, các tổ chức của Templar vốn đã giàu nay lại càng giàu có hơn và thế lực của họ rất lớn, vua chúa chẳng ai động chạm đến họ. Nguy cơTemplar có thể lập đổ bất kỳ nền quân chủ nào là hiểm họa hiện hữu của thời kỳ bấy giờ.
Giữa thế kỷ 12, trước sự tấn công ồ ạt của các đạo quân Hồi Giáo, đặt biệt là Saladin, vào Jerusalem. Các thành trì nằm trong và ngoài vùng Đất Thánh như Acre, Tortosa... từ từ rơi vào tay các thế lực Hồi Giáo. Các Templar quyết tử thủ để bảo vệ thành trì và thất bại trong sự bất lực, nhiều hiệp sĩ đã phải di tản đi nơi khác, tổng hành dinh của họ di chuyển về Tây Âu.
Giữa thế kỷ 12, trước sự tấn công ồ ạt của các đạo quân Hồi Giáo, đặt biệt là Saladin, vào Jerusalem. Các thành trì nằm trong và ngoài vùng Đất Thánh như Acre, Tortosa... từ từ rơi vào tay các thế lực Hồi Giáo. Các Templar quyết tử thủ để bảo vệ thành trì và thất bại trong sự bất lực, nhiều hiệp sĩ đã phải di tản đi nơi khác, tổng hành dinh của họ di chuyển về Tây Âu.
Như đã nói ở trên, các vua chúa Châu Âu sớm nhìn nhận ra sức mạnh của các tổ chức Knights Templar, nên họ đã lập ra kế hoạch để tiêu diệt các thành viên của hội Templar này. Trong số đó nổi bật nhất là vua Philip IV của Pháp, ông ta có những động thái nhằm làm suy yếu họ. Đầu tiên ông ta cho người bắt cóc và giết Giáo Hoàng, và thay thế vào đó bằng một Giáo Hoàng khác: Giáo Hoàng Clement IV - người nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn của Pháp. Mục đích là Giáo Hoàng mới này sẽ làm ngơ và không can thiệt vào sự tồn vong của các tổ chức Templar - nước đi tối quan trọng của Philip V. Một kế hoạch đã được thảo ra rất chi tiết và hoàn chỉnh để phục vụ cho mưu đồ "tận diệt" của vua Philip IV.
Vào đúng thứ 6 ngày 13 tháng 10 năm 1307, theo lệnh của Philip IV đồng loạt các thành viên Templar đều bị bắt, họ bị tra tấn bị ép buộc mình đã báng bổ đức Chúa Trời và kết thúc bằng bản cung khai mình đã nhận tội, cái chết đã được đinh đoạt ngay sau đó. Thế là chỉ trong vòng 1 đêm, tất cả các Templar đã bị xóa sổ và thứ sáu ngày 13 được biết đến là một ngày đen tối. Chỉ có rất ít các Hiệp sĩ dòng Đền biết trước âm mưu và kịp trốn thoát ra nước ngoài. Khoảng 100 năm sau đó, tại một vùng hẻo lánh trên đất Scotland người ta phát hiện ra sự tồn tại của Templar.
Khởi điểm cho thứ 6 ngày 13
"Một Hiệp sĩ Templar là một hiệp sĩ dũng cảm và được bảo vệ từ mọi mặt. Linh hồn của anh ta được bảo vệ bởi lớp giáp của niềm tin, cũng như thân thể của anh ta được bảo vệ bởi áo giáp sắt. Vì thế anh ta có hai lớp giáp, không cần sợ quỷ dữ cũng như con người" - Bernard de Clairvaux, c. 1135, De Laude Novae Militae - In Praise of the New Knighthood
Templar bị cường điệu hóa trong Assassin's Creed
Một điều chắc chắn, Assassin's Creed của Ubisoft đã thay đổi cái nhìn về Templar trong mắt game thủ và dần biến danh xưng cao quý này thành những biểu tượng của cái xấu, sự tà ác. Templar luôn có một vai trò nhất định trong toàn bộ series Assassin’s Creed mà hầu hết chúng ta chỉ nghĩ đơn giản: Templar là mục tiêu để bị tiêu diệt. Nếu nhìn lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển theo từng phần của loạt game Assassin's Creed, chắc chắn game thủ sẽ cảm thấy một điều: Assassin's Creed đang biến những hiệp sĩ, chiến binh đại diện cho chính nghĩa linh thiêng trở thành kẻ xấu xa để phù hợp với triết lý "tự do" của hội sát thủ.
Bắt đầu từ Assassin's Creed phần đầu tiên, Templar bị biến thành kẻ xấu bởi chuỗi hành động cứng rắn, mạnh tay mà họ áp dụng đối với những ai chống đối đạo Thiên Chúa trong cuộc Thập Tự Chinh thứ nhất. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, đây là điều xảy ra nhan nhản đối với rất nhiều thế lực quân sự khoác lên mình lớp áo tôn giáo, hoặc một lý tưởng họ cho là cao đẹp - mà hội sát thủ Assassin là một ví dụ điển hình.
Lại ở một góc nhìn khách quan hơn, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo luôn luôn đối đầu nhau, và chính Jerusalem là một trong nhưng kinh thành quan trọng nhất, phồn thịnh nhất nằm giữa tất cả các tôn giáo lớn bây giờ, ai có được nó tức tôn giáo đó là mạnh nhất. Và quan trọng hơn tất cả, Templar mang tư tưởng thống nhất tất cả, ngược lại với những gì mà hội sát thủ đưa ra: cuộc sống tự do.
Khi đã nhân danh tôn giáo, lý tưởng, ai cũng sẽ tự nhận là phe chính nghĩa
Một ý niệm về sự tự do, một tư tưởng và sự thống nhất. Hội sát thủ mang đến suy nghĩ về một xã hội tốt đẹp hơn không có nghĩa là bên trong không có những sự thối nát. Để ý kĩ mới thấy, đó là nạn trộm cướp hoành hành, đĩ điếm khắp nơi, các băng đảng, phe phái tranh giành giằng xé lẫn nhau. Tất cả điều đó đều do một tay Hội sát thủ gây ra, chủ yếu nhằm làm suy yếu kẻ thù của mình.
Và Templar không thể nào để yên cho một xã hội trở nên thối nát như vậy, nhiệm vụ của họ là tạo sự cân bằng, mặc cho phương pháp ấy có thể dẫn đến xung đội quân sự. Âu cũng dễ hiểu khi họ phải bất đắc dĩ trở thành kẻ xấu, làm bia đỡ đạn cho những tay thượng lưu đáng kinh tởm, chúng ta cần phải nhận thấy được sự hi sinh cao cả của các Templar. Những kẻ xấu xa phải bị tiêu diệt, bình đẳng và tự do cần phải trả về cho nhân dân, đó là lý do mà Hội sát thủ xuất hiện.
Sau thành công vang dội của Assassin's Creed 1, những phần tiếp theo của loạt game ăn khách này đã dần nhắc đến nhiều hơn về các Templar và điều đặc biệt nhất, những thành viên của Hội sát thủ đang đi ngược lại với những quan điểm của chính Hội sát thủ đưa ra. Haytham Kenway, Shay chắc hẳn không phải tự nhiên lại trở thành những Templar, hay mới đây, Arno trong Assassin’s Creed Unity phải tìm cách giải cứu bằng được Elise, một nữ Templar quyền lực.
Lời kết, sự thừa nhận
Có lẽ, câu nói mà Ezio trong Assassin's Creed 2 đã mang đến cho chúng ta chính là câu trả lời cho mọi khúc mắc: Nothing is true, Everything is permitted (Không có gì là đúng, tất cả chỉ là sự thừa nhận). Assassin's Creed vẫn chỉ là một tựa game ăn khách và vai trò thực tế của Templar trong những cuộc Thập tự chinh là hoàn toàn không thể phủ nhận, những gì mà Assassin's Creed mang đến cho game thủ chỉ là một cái nhìn phiến diện trong vai trò của một thành viên Hội sát thủ. Một ý niệm có thể đúng, nhưng vẫn có thể sai, hoàn toàn phụ thuộc vào việc ta chọn vị trí đứng của mình từ chỗ nào.
0 nhận xét:
Post a Comment